Mẫu Bảng Kê Cước Vận Chuyển
Bảng kê cước vận chuyển là một loại biên bản phục vụ cho cơ quan thuế thanh tra doanh nghiệp và là một biên bản quan trọng không thể thiếu trong vận chuyển hàng hóa. Chính vì vậy các đơn vị vận tải sẽ không thể loại bỏ bảng kê này đi được. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết để biết chính xác nhiệm vụ và chức năng của bảng kê cước vận chuyển thông qua bài viết sau đây nhé!
Khái niệm bảng kê cước vận chuyển là gì?
Khái niệm bảng kê cước vận chuyển được hiểu là một loại biên bản quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và phục vụ cho cơ quan thuế thanh tra các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải/ vận chuyển hàng hóa.
Cũng giống như rất nhiều loại biên bản vận chuyển hàng hóa, bảng kê cước vận chuyển cũng có rất nhiều mẫu theo form khác nhau. Tuy nhiên, nội dung chính của bảng kê cước vận chuyển bắt buộc phải tuân thủ chặt chẽ các nội dung như sau:
- Phải có thông tin của bên thuê xe và bên cho thuê xe.
- Phải có số hóa đơn GTGT đã xuất đi kèm với bảng kê cước vận chuyển hàng hóa.
- Phải thể hiện rõ ràng số hợp đồng của bên thuê và bên cho thuê để dễ dàng đối chiếu và so sánh.
- Phải thể hiện lộ trình vận chuyển hàng hóa.
- Phải ghi đầy đủ các thông tin của hàng hóa: tên hàng hóa, khối lượng, trọng lượng, số tiền từng chuyến, tổng tiền phải thanh toán, tiền thuế GTGT.
Hướng dẫn kê khai giá cước vận tải
Bảng kê khai giá cước vận tải phải được kê khai như sau:
Giá cước bình quân phải được thể hiện: số tiền/HKKm (đối với đơn vị vận tải hành khách) hoặc số tiền/TKM (đối với đơn vị vận tải hàng hóa)
Giá cước theo tuyến phải được thể hiện:
Các vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình sử dụng dịch vụ vận chuyển
Trên thực tế, các doanh nghiệp thương mại sẽ còn gặp phải rất nhiều vấn đề trong quá trình sử dụng dịch vụ vận chuyển như sau:
- Khách hàng mua hàng hóa thông qua các kênh Online thường là cá nhân và không cần xuất hóa đơn
- Khách hàng mua hàng với lượng hàng lớn nhưng ở xa dẫn đến việc phải thuê các đơn vị vận chuyển hàng hóa
- Hàng hóa không có chứng từ đầu vào dẫn đến việc phải đóng thuế VAT 10%
- Nhu cầu của doanh nghiệp không muốn doanh thu “phát sinh” quá lớn
Từ những vấn đề này, doanh nghiệp không kê khai đầy đủ bảng kê cước vận chuyển sẽ dẫn tới việc:
- Cơ quan thuế kiểm tra đối chiếu và phát hiện ra các bảng kê yêu cầu có hóa đơn
- Khó giải trình với cơ quan thuế về các vấn đề có liên quan
- Bị cơ quan thuế phạt vì “trốn thuế” với các đơn hàng đó.
Cách xử lý rủi ro về thuế cho các doanh nghiệp sử dụng vận tải
Việc phát sinh quá nhiều hóa đơn sẽ gây ra chi phí thuế lớn. Các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ sẽ khó lòng đáp ứng và duy trì được nguồn vốn.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ thì việc phát sinh nhiều hóa đơn sẽ dẫn tới chi phí thuê rất lớn khiến các doanh nghiệp này sẽ khó đáp ứng và duy trì nguồn vốn được. Chính vì vậy để giải quyết vấn đề kể trên các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vận tải nên:
- Tìm phương án lấy hóa đơn không kèm với bảng kê cước vận tải
- Nếu yêu cầu bắt buộc lấy bảng kê thì không nên sử dụng hóa đơn vận chuyển hoạch toán vào chi phí đầu vào